A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mường Tè - chủ động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Mường Tè, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện đã đưa các chỉ tiêu thực hiện vào Nghị quyết và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể nỗ lực phấn đấu thực hiện, đồng thời huy động toàn cộng đồng chung tay trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 5 tuổi, ngoài Chương trình Mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng, các hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) cũng được ưu tiên và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trung bình hàng năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm 1%. Tính đến hết quý II năm 2019, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (tính theo cân nặng) là 22,0%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (thể thấp còi) là 27,1% và tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai cũng giảm dần qua các năm. Đó là kết quả đáng ghi nhận đối với một huyện mà đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 48,5%,

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDDTE không chỉ đơn thuần là thiếu ăn, nghèo đói mà còn do các bà mẹ vẫn còn thiếu kiến thức về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhất là thời kỳ cho trẻ ăn dặm, ăn bổ sung và cách chế biến thức ăn hợp lý. Nhiều gia đình chỉ cho trẻ ăn bột muối, thức ăn sam thiếu dầu mỡ, thiếu rau xanh, hoa quả...  Mặt khác, có những bà mẹ đi làm nương rẫy theo mùa vụ và ăn ngủ tại nương, họ phải để con ở nhà hoặc địu con đi nương và cho con ăn uống sinh hoạt theo chế độ của người lớn. Chính những điều này mà trẻ em bị suy dinh dưỡng tại huyện còn cao. Để thực hiện tốt Mục tiêu Y tế Quốc gia về phòng, chống SDDTE, thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong huyện, xã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và các Trạm y tế tổ chức các buổi tuyên truyền về DS - KHHGĐ, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tổ chức các buổi cân trẻ, thực hành dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ SDDTE. Công tác khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng, uống Vitamin A, theo dõi cân nặng bằng biểu đồ tăng trưởng cũng được các điểm trường mầm non trong xã thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, các Trạm y tế còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền về tầm quan trọng của công tác phòng, chống SDDTE để từ đó có các biện pháp thực hiện.

          Nhằm hạ thấp tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, Trung tâm Y tế huyện Mường Tè đã chỉ đạo các trạm Y tế đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, tô màu bát bột kết hợp với truyền thông tư vấn nhóm nhỏ và hướng dẫn các gia đình thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, 8 hoạt động dinh dưỡng tại gia đình để người dân tích cực tăng gia sản xuất vườn, ao, chuồng nhằm cung cấp thực phẩm sạch và giàu chất dinh dưỡng. Qua đó, các bà mẹ và người nuôi trẻ đã hiểu được cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ phải là nguyên liệu tươi, sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để chế biến cho trẻ.

Chị Hà Thị Biên - Thư ký Chương trình phòng, chống SDDTE huyện Mường Tè cho biết: "Để công tác phòng, chống SDDTE tại huyện Mường Tè có hiệu quả, trước hết các trạm Y tế phải luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ và thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như: Lồng ghép các mục tiêu phòng chống SDDTE, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dinh dưỡng của xã, bản tư vấn chính sách cho phụ nữ có thai; thực hành trình diễn bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ ngay tại gia đình, cách nuôi con bằng sữa mẹ.”

          Để công tác PCSDDTE đạt kết quả cao hơn nữa, thời gian tới huyện Mường Tè cần củng cố và phát triển mạng lưới y tế thôn, bản nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ y tế thôn, bản, các cộng tác viên và các đoàn thể địa phương tích cực tham gia tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho các bà mẹ nuôi con nhỏ. Bên cạnh đó, cha, mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của con mình, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao để biết trẻ phát triển bình thường hay bị SDD, nếu bị SDD hoặc có biểu hiện SDD gia đình cần có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng SDDTE, góp phần nâng cao chất lượng dân số./. 

 

                                                                                                Nguyễn Thúy

 

 

 


Tác giả: Nguyễn Thúy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Chưa có thông tin
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 960
Tháng 04 : 36.271