A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy trình báo cáo sự cố y khoa Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ

SỞ Y TẾ LAI CHÂU

TRUNG TÂM Y TẾ SÌN HỒ

                                          

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 

Số: 85/QĐ - TTYT

                  

Sìn Hồ, ngày 10  tháng 04 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành Quy trình Báo cáo sự cố y khoa

 

 
  

 

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÌN HỒ

Căn cứ Quyết định số: 1985/QĐ-SYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Sở Y tế Lai Châu về việc Ban hành Quy định về phân cấp quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế;

Căn cứ Thông tư số: 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nâng cao chất lượng bệnh viện, khắc phục sự cố y khoa nếu có sảy ra.

Xét đề nghị của Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình báo cáo sự cố y khoa” Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ:

(Có Quy trình kèm theo).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các khoa, phòng trực thuộccác cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Giám đốc;

- Như điều 3;

- Lưu:VT, KHNV-ĐD.

GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH

BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 85/QĐ-TTYT, ngày 10/4/2020

củaTrung tâm Y tế huyện Sìn Hồ)

 
  

 

I. MỤC ĐÍCH

Quy định thống nhất trình tự các bước giải quyết khi phát sinh sự cố y khoa hay các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị nhằm kịp thời khắc phục, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra đối với người bệnh; phân tích, xác định nguyên nhân gốc rẽ dẫn đến sự cố, từ đó đưa ra khuyến cáo phòng ngừa tránh tái diễn đảm bảo sự an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng đối với tất cả các khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh viện.

III. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

1. Giải thích từ ngữ

1. Sự cố y khoa: là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

2. Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố(near-miss): là tình huống đã xảy ra nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, chưa gây tổn thương đến sức khỏe của người bệnh.

3. Nguyên nhân gốc: là nguyên nhân ban đầu có mối quan hệ nhân quả trực tiếp dẫn đến việc xảy ra sự cố y khoa, nguyên nhân gốc có thể khắc phục được để phòng ngừa sự cố y khoa.

2. Từ viết tắt

- BM: Biểu mẫu.

- BV: Bệnh viện.

- GĐBV: Giám đốc bệnh viện.

- HĐQLCLBV: Hội đồng Quản lý chất lượng bệnh viện.

-NB: Người bệnh.

- NVYT: Nhân viên y tế.

- Tổ QLCLBV: Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện.

- SCYK: Sự cố y khoa

IV. HÌNH THỨC BÁO CÁO

- Trực tiếp: Gửi phiếu báo cáo sự cố y khoa về Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện (Qua đồng chí Trịnh Thị Bắc - Phòng KHNV-ĐD)

- Download mẫu phiếu trên trang Webside Trung tâm Y tế Sìn Hồ.

- Gọi điện thoại (trong trường hợp khẩn cấp, ghi phiếu sau): về Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện (ĐD Trịnh Thị Bắc, SĐT 0979694473), riêng đối với sự cố y khoa gây tử vong cho 01 người và có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho nhiều người cần báo cáo ngay cho Trưởng Phòng KHNV-ĐD hoặc lãnh đạo Bệnh viện.

V. NỘI DUNG QUY TRÌNH BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA

1. Báo cáo tự nguyện

Áp dụng đối với các sự cố y khoa chưa xảy ra hay đã xảy ra gây tổn thương nhẹ hoặc tổn thương trung bình sức khỏe của người bệnh (Từ Mục 1đến Mục 6 của Phụ lục I).

- Tổn thương nhẹ là tổn thương tự hồi phục hoặc không cần can thiệp điều trị.

- Tổn thương trung bình là tổn thương đòi hỏi can thiệp điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng lâu dài.

2. Báo cáo bắt buộc (đối với sự cố y khoa nghiêm trọng - Phụ lục II)

Áp dụng đối với các sự cố y khoa nghiêm trọng gây tổn thương nặng: là tổn thương đòi hỏi phải cấp cứu hoặc can thiệp điều trị lớn, gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc gây tử vong, đặc biệt là các sự cố y khoa gây tử vong cho 01 người bệnh và nghi ngờ có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho người bệnh tiếp theo hoặc sự cố y khoa gây tử vong cho 02 người bệnh trở lên trong cùng một tình huống, hoàn cảnh hoặc do cùng một nguyên nhân (Từ Mục 7 đến Mục 9 củaPhụ lục I).

            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Quy trình báo cáo sự cố y khoa

Trách nhiệm

Các bước thực hiện

Mô tả

Nhân viên y tế

 

 

Nhận biết/phát hiện sự cố y khoa

 

NVYT khi phát hiện sự cố y khoa cần:

- Nhận diện phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương (phụ lục 1)

- Ngừng ngay hoạt động nghi ngờ gây ra sự cố y khoa đối với người bệnh.

Nhân viên y tế

 

Khắc phục hậu quả sự cố y khoa

 

- Khẩn trương xử trí, cấp cứu NB nhằm đảm bảo an toàn người bệnh.

- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn cần báo cáo lãnh đạo khoa và hội chẩn chuyên khoa/hội chẩn bệnh viện để có hướng xử trí kịp thời.

Nhân viên y tế

Báo cáo sự cố y khoa

 

- Nhân viên y tế báo cáo SCYK cho lãnh đạo khoa và Tổ QLCLBV trong vòng 24 giờ (đối với SCYK chưa sảy ra, báo về Tổ QLCLBV).

- Đối với SCYK gây tử vong cho 01 người và có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho nhiều người cần báo ngay cho Trưởng phòng KHNV-ĐD hoặc Lãnh đạo bệnh viện.

- Báo cáo tự nguyện theo mẫu PL.01

- Báo cáo bắt buộc theo mẫu PL.02

- Mẫu Báo cáo các vấn đề sai sót chuyên môn, sự cố y khoa theo PL.03.

- Tổ QLCLBV lưu 01 bản, Khoa lưu 01 bản.

- Gửi báo cáo trực tiếp hoặc qua Gmail của Đ/c Trịnh Thị Bắc (trinhbacbac1989@gmail.com)

Tổ QLCLBV viện, Thành viên HĐQLCLBV

- Xác minh, ghi nhận sự cố.

- Xác định nguyên nhân gốc.

- Đề xuất biện pháp phòngngừa sự cố y khoa.

 

- Tổ QLCLBV xác minh, ghi nhận sự cố, phân loại sự cố y khoa.

- Nhóm thành viên trong HĐQLCLBV (có thể phối hợp đơn vị sảy ra SCYK) để phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gốc, đề xuất biện pháp phòng ngừa tránh tái diễn SCYK.

Giám đốc  bệnh viện

Ban hành khuyến cáo phòng ngừa SCYK

 

- Tổ QLCLBV báo cáo Giám đốc kết quả phân tích SCYK, đề xuất biện pháp phòng ngừa tránh tái diễn SCYK.

- Giám đốc bệnh viện ban hành khuyến cáo biện pháp phòng ngừa SCYK/

Tổ QLCLBV

 

Triển khai các biện pháp khắc phục, phòng ngừa SCYK

 

- Tổ QLCLBV phản hồi thông tin cho cá nhân, khoa có báo cáo SCYK.

- Truyền thông các khuyến cáo phòng ngừa SCYK bằng văn bản chỉ đạo của GĐ bệnh viện; đăng trên Webside hoặc tổ chức rút kinh nghiệm chuyên môn.

- Giám sát việc thực hiện khuyến cáo.


Tác giả: Nguyễn Vân - CTXH
Nguồn:Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Khảo sát
Thống kê truy cập
Hôm nay : 232
Tháng 05 : 803