A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH LAO

 

          Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ,Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề  nghiêm trọng, gánh nặng về sức khỏe  cộng đồng và  đứng trong top 10 những bệnh có nhiều người mắc và là là nguyên nhân gây  tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn cầu. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới năm 2019 có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao, mỗi năm có khoảng từ 9 đến 11 triệu người mắc lao mới và  khoảng 1,3 triệu người chết do lao. Trong đó số người chết do lao ở các nước chận phát triển và đang phát triển chiến tỷ lệ 98%  chết do lao trên thế giới và trong đó độ tuổi lao động từ 15 đến 50 tuổi chiến 75 %. Tình hình dịch tễ bệnh lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5 % trong số bệnh nhân lao mới và 18% trong số bệnh nhân điều trị lại.

            Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc lao cao, đứng thứ 11/30 nước có tỷ lệ mắc lao cao nhất toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên thế giới . Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trong những năm qua khoảng từ 102.000 đến 108.000 người bệnh , ( tỷ lệ 108 /100.000 dân ) tỷ lệ đa kháng thuốc trong số bệnh nhân mới là 4,1%, trong số người đã từng điều trị lao là 17% . 

          Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi trùng lao gây ra ( Vấn đề này đã được chúng minh vào năm 1882 Nhà Bác học người Đức R.Koch đã tìm thấy vi khuẩn lao, từ đó y học đã khẳng định cho nhân loại rõ bệnh lao là do vi khuẩn lao gây lên, không phải là bệnh di truyền) và không phải lao lực do ăn uống kém động vất vả mà đây chỉ là các yếu tố thuận lợi trong nhiễm lao và phát triển trở thành bệnh lao.

           Bệnh lây truyền  chủ yếu qua đường hô hấp ( người lành hít phải các bọt có chứa vi khuẩn lao do người bệnh ho khạc bắn ra ). Bệnh không di truyền. Bệnh lao có thể phòng và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và chữa đúng cách.

 

Đối tượng dễ mắc bệnh lao:

          - Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi;

          - Người nhiễm HIV

          - Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, loét dạ dày, tá tràng…

          - Người sử dụng thuốc giảm miễn dịch kéo dài.

          - Người nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá.

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc lao:

          - Ho khạc đờm kéo dài trên 02 tuần

          - Người mệt mỏi, ăn uống kém, gày sút cân

          - Sốt nhẹ về chiều

          - Đau ngực, đôi khi khó thở

          - Ho ra máu

          Khi có những biểu hiện như trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh,  chụp phim X quang phổi làm xét nghiệm đờm để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời  khi có mắc bệnh lao.

          Muốn chữa bệnh lao có kết quả tốt cần phải: Thực hiện đúng hướng dẫn của thày thuốc chuyên khoa. Điều trị có kiểm soát trực tiếp, dùng thuốc đúng, đủ liều lượng thuốc, đủ thời gian điều trị, có theo dõi đánh giá kết quả điều trị. Tác hại của việc điều trị không đúng không tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là làm vi khuẩn lao kháng thuốc và bị mắc thể lao nặng hơn, khó chữa hơn, tỷ lệ điều trị thành công thấp dễ tử vong, tốn kém về kinh tế đó là mắc bệnh lao đa kháng thuốc và đây là nguồn lây rất nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngoài  việc phát hiện các bệnh lao thể hoạt động chúng ta cần tần soát phát hiện những trường hợp bị nhiễm và mắc lao tiền ẩn. Vậy lao tiền ẩn là gì; Lao tiền ẩn là những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa trở thành bệnh lao phát triển, những trường hợp này cần xác định xem có bị mắc lao tiền ẩn hay không để điều trị ngay tránh bị mắc thể lao hoạt động vấn đề này còn ý nghĩa nữa là thời gian điều trị ngắn ít tốn kém dễ điều trị và không để lại di chứng bệnh

Các đối tượng cần tần soát phát hiện lao tiền ẩn:

          - Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi;

          - Người nhiễm HIV;

          - Người mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, bệnh phổi nghề nghiệp…

          - Người sử dụng thuốc giảm miễn dịch kéo dài

Nhằn tăng cường sự hiểu biết đúng về bệnh lao đối với người dân và triển khai áp dụng các kỹ thuật khoa học tiên tiến, tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030 và mọi người dân Việt Nam nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng được sống trong môi trường không có bệnh lao, cần thực hiện tốt:

            - Nghị quyết Trung ương 6, Khoá XII ngày 25/10/2017 về chăm sóc sức khỏe trong tình hình mới (Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017) đặt mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030;

          - Quyết định số 374/QĐ-TTg  ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

          - Thông báo số 101/TB-VPCP ngày 17/3/2020 của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao.

          Ngoài sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ thầy thuốc y tế rất cần tới sự quam tâm vào cuộc quyết liệt hơn nữa của lãnh đạo chính quyền các cấp cũng như của các tổ chức đoàn thể xã hội ( Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên..) trong việc chung tay thanh toán bệnh lao.

         


Tác giả: Phạm Thị Tuyết
Nguồn:Phòng Dân số-TT&GDSK Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 124
Hôm qua : 418
Tháng 07 : 981
Năm 2024 : 67.310
 
Copyright ©2018 - Bản quyền thuộc về Trung tâm y tế huyện Tân Uyên