Nhìn những thành quả hôm nay ít ai có thể tin được, những năm vừa mới chia tách tỉnh, bộ mặt Y tế huyện nhà hết sức sơ sài, với cơ sở vật chất, hạ tần kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. TTYT lúc đó có duy nhất hai dãy nhà 2 tầng được xây dựng từ đầu những năm 90, phục vụ công tác cấp cứu và ngoại - Sản, khoa Nội - YHCT còn lại là các dãy nhà hành chính, Đội YTDP.. là dãy nhà cấp 4 tạm bợ, được xây dựng từ những năm 1963 đã xuống cấp, xập xệ, trang thiết bị phục vụ chuyên môn thiếu và không đồng bộ; đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngành thiếu về số lượng, yếu về tay nghề chuyên môn; mạng lưới y tế cơ sở lạc hậu khi đó TTYT có 30 giường bệnh, 3 PK ĐKKV và 24 trạm Y tế xã, về cơ sở hạ tầng còn 6 xã không có nhà trạm để hoạt động, phải làm việc nhờ ở trụ sở UBND xã hoặc nhờ nhà ở của cán bộ Trạm Y tế, các Trạm Y tế cách xã Trung tâm huyện, xã xa nhất cách Trung tâm huyện 120km giao thông đi lại đặc biệt khó khăn nhất là vào mùa mưa… Tất cả những khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà ngành y tế được giao. Nhưng trong những cái khó ấy, từ sự quyết tâm thay đổi diện mạo ngành cùng với trái tim người thầy thuốc “Lương y như Từ Mẫu”, các cán bộ, viên chức Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ đã đoàn kết, nỗ lực không ngừng để xây dựng ngành từng bước phát triển, năm 2010 Trung tâm Y tế huyện đã được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng lại Trung tâm Y tế Y tế huyện Sìn Hồ và trên cơ sở nâng cấp phòng khám ĐKKV Pa Há cũ xây dựng mới Trung tâm Y tế Y tế huyện Sìn Hồ (cơ sở 2) khang trang và hiện đại đã được đưa và sử dụng từ năm 2012 .
- Về tổ chức bộ máy: Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ hôm nay, với các công trình cao tầng, hiện đại, quy mô được xếp hạng III với hướng mở, đa và đang tiếp tục xây dựng trở thành bệnh viện xanh - sạch - đẹp, bệnh viện thân thiện hướng đến sự hài lòng của người bệnh với 2 bệnh viện là bệnh viện vùng cao thực hiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn 11 xã vùng cao và bệnh viện (cơ sở 2) thực hiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn 11 xã vùng thấp và 22 trạm Y tế xã, thị trấn trong huyện... nhiều người sẽ ngỡ ngàng bởi sự “thay da đổi thịt” của ngành Y tế.
- Về nhân lực Y tế: hiện nay toàn Trung tâm Y tế huyện đã có 314 cán bộ y tế, trong đó có 3 bác sy CKI, 26 bác sỹ tỉ lệ bác sỹ là 3,58/1 vạn dân,Y Sỹ: 113, Cử nhân YTCC: 3, Điều dưỡng: 79 (đại học 6, cao đẳng 11, trung học 48, sơ học 14), Dược sỹ: 25 ( đại học 5, cao đẳng 1, Trung học 18, Sơ học 1), Kỹ thuật viên: 5, Nữ hộ sinh: 18, Cán bộ khác: 42
- Công tác khám chữa bệnh: Một trong những sự thay đổi đáng ghi nhận của Y tế huyện nhà được thể hiện rõ nét qua hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Nếu như trước những năm 2010,cơ sở vật chất từ trung Tâm xuống trạm y tế các xã, thị trấn còn nghèo nàn, lạc hậu, thì đến nay, Trung tâm Y tế huyện hiện nay đã khang trang, sạch đẹp, với 5 khu nhà cao tầng và đầy đủ các phòng chức năng phục vụ tốt cho công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. cùng với nguồn vốn từ nhà nước, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại được đầu tư, đưa vào phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh như: máy điện giải đồ, máy thở CPAP hỗ trợ cấp cứu, hồi sức tích cực; Máy phân tích huyết học 23 thông số, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy hút áp lực thấp chạy điện, máy khí rung siêu âm... Song song với đó, Trung tâm Y tế huyện đã không ngừng triển khai các kỹ thuật mới, tăng cường tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên theo đề án 1816 như: chụp X – quang kĩ thuật số, mổ đẻ lần 2, lần3 cắt tử cung bán phần, cắt u nang buồng trứng, mổ cấp cứu chửa ngoài tử cung, mổ tháo nẹp vít...., chế độ bảo biểm y tế cho người nghèo, bệnh nhân dưới 6 tuổi được thực hiện đúng quy định, trung bình 1 năm có khoảng trên 200.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện và TYT các xã.
Không chỉ ở tuyến huyện mà ngay tại trạm y tế cơ sở, cũng có sự thay đổi đáng kể. từ năm 2012, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hệ thống các trạm y tế ở các xã, thị trấn trong huyện, y tế xã đã và đang được quan tâm đầu tư một cách mạnh mẽ, từ việc cải tạo cơ sở hạ tầng, đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hoàn toàn các trạm y tế xã, đến việc mua sắm hệ thống trang thiết bị. Đến nay63% các xã, thị trấn trong huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, công tác khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Trung tâm Y tế huyện, đã có nhiều cải tiến, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên đáng kể. Những năm qua ngành y tế đã tập trung đầu tư và triển khai hàng loạt kỹ thuật chuyên khoa mũi nhọn, góp phần giúp nhân dân địa phương được tiếp cận với dịch vụ y tế tiên tiến, hiện đại. Cùng với nguồn nhân lực được tăng cường, trung tâm thường xuyên cử cán bộ đi dự các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn theo dự án các chuyên khoa sâu như hồi sức cấp cứu, ngoại sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Nhờ đó, các y, bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện đã có thể thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật khó, làm chủ được nhiều kỹ thuật mới về lâm sàng và cận lâm sàng, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, tạo điều kiện thuân lợi cho người dân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cân với các kỹ thuật, dịch vụ Y tế hiện đại.
Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tới toàn thể cán bộ, nhân viên y tế trong ngành, phong trào “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” được triển khai sâu rộng, tạo hiệu quả mạnh mẽ ở khắp các đơn vị y tế. Nhờ những đổi mới trong quy tắc, lề lối làm việc của các y bác sỹ mà tỷ lệ bệnh nhân thăm khám và điều trị tại bệnh viện thay đổi rõ rệt. Trung bình một ngày Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận từ 150 – 200 bệnh nhân đến thăm khám và khoảng 150 bệnh nhân đến điều trị bệnh nội trú/ cả 2 cơ sở.
- Công tác YTDP: Bên cạnh hoạt động khám, chữa bệnh, công tác y tế dự phòng cũng được quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nếu như những năm trước công tác y tế dự phòng chưa có điều kiện quan tâm đúng mức dẫn đếndịch bệnh hoành hành, tỷ lệ mắc sốt rét cao tỷ lệ người bệnh sốt rét có ký sinh trùng còn cao, tỷ lệ trẻ tiêm phòng thấp, thì đến nay, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ miễn dịch đạt 92%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm qua các năm. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được củng cố từ huyện đến cơ sở, thường xuyên giám sát hoạt động tại cộng đồng, các bệnh mạn tính không lây được kiểm soát và theo dõi, song song với khám và điều trị bệnh công tác tuyên truyền về sức khỏe được đẩy mạnh sâu rộng trong cộng đồng. Hệ thống Dân số - KHHGĐ từ huyện đến xã, thôn bản tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu dân số KHHGĐ.
- Công tác phối kết hợp trong các hoạt động: được sự quan tâm của Sở Y tế, của các cấp ủy chính quyền cùng các ban ngành đoàn thể quan tâm đúng mức và chặt chẽ hơn đặc biệt là trong công tác khám chữa bệnh, phối hợp với Trung tâm tuyến tỉnh, các tổ chức từ thiện, ngoài ra Đoàn thanh niên cũng đã phối hợp Huyện đoàn, các tổ chức thiện nguyện thức hiện chương trình “bát cháo tình thương” vào các buổi sáng thứ 3, 5 và chủ nhật hàng tuần, xây dựng tủ quần áo từ thiện tại Trung tâm cho các bệnh nhân nghèo.
Có thể nói, những thành tựu ngành y tế huyện nhà đạt được ngày hôm nay, là công sức, trí tuệ, và sự nỗ lực không mệt mỏi của cả tập thể đội ngũ cán bộ y tế với tấm lòng lương y, tận tụy, hết lòng với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ và đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.