• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LAI CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyếnxin ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Ngày 29/8/2024, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến xin ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn đồng chủ trì Hội nghị.

Tại điểm cầu Lai Châu có đại diện các sở: Y tế, Giáo dục và đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo và chuyên viên các phòng liên quan; Bảo hiểm xã hội tỉnh; các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh.

                                                                             Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Lai Châu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: BHYT là chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Sau 15 năm triển khai thực hiện Luật BHYT, chính sách BHYT đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, khẳng định tính đúng đắn và phù hợp trong việc lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT, tạo nguồn tài chính bền vững cho chăm sóc sức khỏe (CSSK) và thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tiếp cận tới mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHYT ngày càng được tăng cường, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHYT được chú trọng và đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 đã có một số quy định của Luật không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, một số nội dung mới phát sinh trong trong thực tiễn triển khai. Nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước đã xác định rõ các phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu cụ thể liên quan đến lĩnh vực BHYT. Một số nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đều có các nội dung định hướng hoàn thiện pháp luật về BHYT. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để sửa đổi, bổ sung Luật BHYT. Các định hướng, chiến lược của Đảng và Quốc hội trong những năm qua cần phải được thể chế vào Luật để có hiệu lực pháp lý cao và bảo đảm các quyền, lợi ích của người dân liên quan đến BHYT.

                                                              Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Lai Châu

Thời gian qua, Bộ Y tế đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Trong quá trình xây dựng, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan rà soát và thống nhất hoàn thiện hồ sơ theo hướng tập trung sửa đổi, bổ sung tối đa một số vấn đề vướng mắc, bất cập phát sinh có tính cấp bách, một số vấn đề đã có đầy đủ thông tin, dữ liệu và đạt được sự đồng thuận cao, cập nhật, pháp điển hóa một số nội dung đã được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị cùng thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến để để Bộ Y tế tổng hợp hoàn thiện hồ sơ và dự thảo chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT trình Quốc hội cho phù hợp với thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người tham gia BHYT đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ KCB BHYT và sử dụng an toàn, hiệu quả Quỹ BHYT.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Quốc phòng, BHXH Việt Nam, Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã thảo luận, góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Các ý kiến, tham luận tập trung vào các lĩnh vực: Đối tượng tham gia BHYT; phạm vi được hưởng BHYT; đăng ký KCB BHYT ban đầu, thông tuyến, chuyển tuyến; mức đóng BHYT; quản lý sử dụng quỹ BHYT; tên gọi của cơ sở KCB; hợp đồng KCB BHYT; giám định BHYT; quản lý, trách nhiệm của các bên có liên quan trong thực hiện chính sách BHYT; chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp, vướng mắc về BHYT, các chế tài còn thiếu hoặc chưa đủ mạnh để bảo đảm tính tuân thủ và hiệu lực thực thi pháp luật…/.


Tác giả: Nguyễn Hằng - Phương Thúy
Nguồn:Sở Y tế Lai Châu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE