• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LAI CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu cho trẻ từ 0 - 10 tuổi

          Ngày 30/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Tổ chức Quốc tế Plan tại Việt Nam tổ chức lớp Tập huấn cho cán bộ y tế xã, y tế thôn bản, tình nguyện viên kỹ thuật sơ cấp cứu cho trẻ từ 0 - 10 tuổi. Dự và chỉ đạo lớp tập huấn có BSCKI. Trần Đỗ Kiên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cán bộ Tổ chức Quốc tế Plan tại Việt Nam và 54 học viên là cán bộ Trạm Y tế xã, y tế thôn bản, tình nguyện viên điều hành nhóm cha mẹ, BDA tại 10 xã Dự án (huyện Sìn Hồ: Lùng Thàng, Tả Phìn, Làng Mô, Phăng Sô Lin, Tủa Sín Chải; huyện Phong Thổ: Khổng Lào, Hoang Thèn, Bản Lang, Dào San, Nậm Xe).

          Trong thời gian 2 ngày, các học viên được truyền đạt các nội dung: Đại cương sơ cấp cứu; dị vật đường thở; di chuyển nạn nhân khẩn cấp; bất tỉnh (còn thở - không thở; chảy máu ; tổn thương phần mềm; bỏng; điện giật và Đuối nước…

Mục đích của lớp tập huấn, giúp cho các học viên nắm bắt được kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu tại cộng đồng, có thể sơ cứu cho trẻ từ 0 - 10 tuổi khi xảy ra tai nạn giúp cứu sống và phòng tránh được những tổn thương, chấn thương thứ phát cho nạn nhân.

                                          BSCKI. Trần Đỗ Kiên - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn 

Phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn,  BSCKI. Trần Đỗ Kiên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhấn mạnh: Hiện nay, tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề cộng đồng đáng quan tâm. Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, tuy nhiên tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Tại Lai Châu, mỗi năm có trên 1.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm 3,1%, tỷ lệ nam bị thương tích nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với nữ. Nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất là 5-14 tuổi, chiếm 74,5%, thấp nhất là nhóm tuổi 0 - 4 tuổi, chiếm 25,4%. Để nâng cao nhận thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra, giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong do tại nạn thương tích, đề nghị các học viên tham dự đầy đủ các buổi học; tập trung theo dõi, tiếp thu, tích cực trao đổi, thảo luận với tinh thần cầu thị, nắm bắt các vấn đề để sau khi kết thúc lớp tập huấn, mỗi học viên có thể áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào thực tiễn hoạt động của cơ sở, biết cách phòng tránh các tai nạn thương tích thường xảy ra trong cộng đồng; thực hành đúng các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản đối với từng loại tổn thương; xử lý kịp thời các tình huống tai nạn gặp phải, hạn chế xảy ra thương tích… góp phần xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương./.


Tác giả: Nguyễn Thúy
Nguồn:Sở Y tế Lai Châu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE