• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LAI CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ - RUBELLA (MMR II)

Vắc-xin phối hợp sởi, quai bị và rubella sống là tác nhân gây miễn dịch chủ động dùng để ngăn ngừa nhiễm virus bệnh sởi, quai bị và rubella. Thuốc hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus. 

- Bệnh sởi (còn gọi là sởi ho, sởi cứng, morbilli, sởi đỏ, rubeola và sởi 10 ngày) là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ người này sang người khác. Nhiễm trùng sởi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như các vấn đề về dạ dày, viêm phổi, nhiễm trùng tai, vấn đề về xoang, co giật (động kinh), tổn thương não, và có thể gây tử vong. Nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng và tử vong ở người lớn và trẻ sơ sinh lớn hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên. 

- Quai bị là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến não như viêm não và viêm màng não. Bên cạnh đó, nam thanh niên và đàn ông dễ bị viêm tinh hoàn, gây đau và sưng tinh hoàn và bìu, trong trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, mắc bệnh quai bị có thể gây xẩy thai tự nhiên (xẩy thai) ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

- Rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây xẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi khi phụ nữ mang thai mắc bệnh. 

Khuyến cáo: 

Việc tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella được khuyến cáo cho tất cả mọi người, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 

Đường dùng, liều dùng: 

Liều dùng cho mọi lứa tuổi: Tiêm dưới da liều 0,5 ml, tốt nhất nên tiêm ở mặt ngoài của cánh tay. 

Cách dùng: Vắc-xin bệnh sởi, quai bị và rubella được tiêm theo một chu trình nhiều mũi: 

Mũi 1: Thường được tiêm cho trẻ em từ 12-15 tháng tuổi hoặc sau nữa để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con. 

Mũi 2: Mũi tiêm nhắc lại này thường vào giai đoạn đi học của trẻ là lúc 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch nhưng phải phải cách nhau ít nhất là 28 ngày. 

Lưu ý: 

Nếu sốt, nên điều trị sốt và đau nhức bằng thuốc giảm đau không chứa aspirin như acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Motrin, Advil, và những thuốc khác) sau khi tiêm thuốc và trong vòng 24 giờ tiếp theo. 

Người lớn sinh sau năm 1956 cần tiêm ít nhất một liều vắc xin MMR nếu họ chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin MMR từ bé đến lớn. 

Độ tuổi khuyến cáo tiêm chủng mũi đầu tiên là từ 12 đến 15 tháng tuổi. Tiêm chủng lại MMR II được khuyến cáo trước khi trẻ bắt đầu học trung học cơ sở. 

Những trẻ em tiêm chủng lần đầu khi dưới 12 tháng tuổi nên được tiếp tục tiêm liều khác khi được 12-15 tháng tuổi trước khi trẻ bắt đầu học trung học cơ sở. 

Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có thể không đáp ứng với các thành phần của vắc xin. 

Tác dụng phụ: 

- Không nên tiêm vắc xin tăng cường nếu bạn từng mắc phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng sau lần tiêm đầu tiên. 

- Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, vắc xin này có thể gây ra các tác dụng phụ nhưng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng cực kỳ thấp. 

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào sau đây: 

• Phát ban; Khó thở; Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. 

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ dấu hiệu nghiêm trọng sau đây: 

• Vấn đề về thính giác hoặc thị giác; 

• Cực kỳ buồn ngủ, ngất xỉu; 

• Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, suy nhược bất thường; 

• Động kinh (ngất hoặc co giật); 

• Sốt cao (trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm vắc-xin). 

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm: • Đỏ, đau, sưng hoặc nổi u tại nơi tiêm; 

• Đau đầu, chóng mặt; 

• Sốt nhẹ; 

• Đau khớp hoặc đau bắp thịt; 

• Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú: 

Có thể có nguy cơ với các đối tượng này; 

Làm gì nếu bạn quên một liều: 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.


Nguồn:Trung tâm kiểm soát bệnh tật Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE