Hỏi đáp liên quan tới vắc xin phòng bệnh dại (VERORAB/FAVIRAB)
1. Hỏi: Tác nhân gây bệnh Dại?
Trả lời:
- Bệnh dại do một loại virus thuộc họ Rhaddoviridae, dòng Lyssavirus. Virus có hình viên đạn với vỏ phospholipids bao gồm các glycoprotein và ribonucleic acid.
- Dòng Lyssavirus chia thành 6 serotypes nhưng type 1 mới là virus dại.
2. Hỏi: Các loại động vật nào có thể lây truyền bệnh Dại?
Trả lời:
- Hơn 90% các trường hợp Dại là do chó.
- Ngoài ra còn có: Cáo, gấu trúc, chồn, chó sói đồng cỏ, dơi (ở Mexico 90% là do dơi cắn)
3. Hỏi: Bệnh có lây từ người qua người?
Trả lời:
- Trên lý thuyết thì có, nhưng trên thực tế chỉ có 2 ca được báo cáo từ trước tới nay
- Tuy nhiên vẫn phải cảnh giác bằng việc tiêm phòng trước phơi nhiễm.
4. Hỏi: Các giai đoạn bệnh lý của Dại?
Trả lời:
- Giai đoạn nhiễm bệnh
- Virus sản sinh trong tế bào bị nhiễm và bắt đầu nhân đôi tăng số lượng
- Virus xâm nhập vào đầu tận cùng của dây thần kinh ngoại biên, sau đó tấn công vào hệ thần kinh trung ương, xâm lấn vào mô não gây ra triệu chứng dại. Một khi triệu chứng xuất hiện thì tử vong là điều khó tránh khỏi. Từ não virus xâm lấn sang các cơ quan khác như tim thận, các tuyến ngoại tiết, da….
5. Hỏi: Thời gian ủ bệnh trung bình
Trả lời:
- Dao động từ 20-90 ngày, có thể ngắn hơn hay dài hơn. Một ca ở Hoa Kỳ có thời gian ủ bệnh lên đến 6 năm.
6. Hỏi: Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ủ bệnh?
Trả lời:
- Các yếu tố chính:
Lượng virus xâm nhập, dòng virus
Độ nặng của vết thương
Vị trí vết thương (những vị trí gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ là rất nguy hiểm)
7. Hỏi: Có phải Trẻ em có thời gian ủ bệnh ngắn hơn?
Trả lời:
- Trẻ em thường có nguy cơ phơi nhiễm cao vì hiếu động dễ bị súc vật cắn, trẻ thường có chiều cao thấp do đó dễ bị cắn vào các vị trí nguy hiểm (đầu,mặt.cổ..)
- Một nghiên cứu trên 2326 người nhập viện vì chó cắn tại Thái Lan cho thấy có hơn 55% là trẻ em từ <20 tuổi. Một nghiên cứu khác cho thấy ở 208 BN bị cắn ở đầu,mặt.cổ có hơn 70% là trẻ em.
8. Hỏi: Các thể lâm sàng của bệnh dại?
Trả lời:
- Thể hung dữ (furious): chiếm 2/3 các trường hợp
- Thể câm lặng (dumb)
Triệc chứng của Dại thường không đặc hiệu như sốt, rối loạn tiêu hóa,hoặc các triệu chứng quanh vết thương như ngứa. Trong vòng 1 vài giờ đến vài ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, BN sẽ xuất hiện các triệu chứng trên hệ thần kinh làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh .
9. Hỏi: Đặc điểm của thể hung dữ?
Trả lời:
Bao gồm các giai đoạn:
- Thay đổi nhận thức bất thường
- Co giật
- Rối loạn hệ thần kinh tự trị: tăng tiết mồ hôi, nước bọt, cương dương…
10. Hỏi: Có trường hợp nào BN dại hồi phục?
Trả lời:
- Cho đến ngày hôm nay chỉ có 4 trường hợp được cứu sống
- Tuy nhiên tử vong do dại là hầu như không thể tránh khỏi. Do vậy trên phương diện thực hành y khoa, bệnh Dại là bệnh tử vong 100%
11. Hỏi: Các vấn đề quan trọng trong phòng ngừa dại sau phơi nhiễm?
Trả lời:
- Làm sạch vết thương: rửa vết thương bằng nước và xà phòng, sau đó với cồn 70 độ hay dung dịch iodine hay dung dịch quaternary ammonium 0.1%
- Miễn dịch chủ động bằng tiêm vaccine tế bào: việc tiêm vaccine càng sớm càng tốt
- Miễn dịch thụ động bằng cách tiêm huyết thanh kháng dại (vết thương độ 3 theo khuyến cáo của WHO)
12. Hỏi Phác đồ tiêm ngừa VERORAB sau phơi nhiễm?
Trả lời:
- Tiêm bắp 5 mũi (theo WHO) vào các ngày 0,3,7,14,28 vào vùng cơ delta. Ở trẻ nhỏ tiêm vào mặt trước đùi, không được tiêm vào vùng mông
13. Hỏi: Trường hợp nào cần tăng gấp đôi liều vaccine vào ngày đầu tiên?
Trả lời:
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
- Vết thương trầm trọng, vị trí vết thương gần thần kinh trung ương, bệnh nhân đến điều trị muộn. Việc tăng liều vaccine nhằm đảm bảo đạt được ngưỡng kháng thể bảo vệ trong thời gian ngắn.
14. Hỏi: Việc tiêm vaccine có còn giá trị nếu bệnh nhân tiếp cận đều trị sau vài ngày, một tháng hoặc lâu hơn sau khi bị phơi nhiễm?
Trả lời:
- Điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đến trễ vẫn phải điều trị cho bệnh nhân và cân nhắc việc tăng liều gấp đôi, cùng với việc tiêm huyết thanh kháng dại
15. Hỏi: VERORAB có gây sẩy thai? Tính an toàn trên phụ nữ có thai?
Trả lời
- Verorab không chống chỉ định trên phụ nữ có thai. Có nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn của Verorab trên phụ nữ có thai.
- Nghiên cứu tại Bangkok trên 202 phụ nữ có thai trong đó 134 người có vết thương độ 2 và 68 người có vết thương độ 3. Trong 68 người này, có 3 người được tiêm huyết thanh kháng dại (HTKD) từ người (Human rabies immuoglobulins) và 65 người tiêm HTKD từ ngựa (Equine rabies immuoglobulins). Việc theo dõi được thực hiện trên 190 BN. Kết quả cho thấy:
Hiệu quả 100% sau 1 năm theo dõi
Phản ứng phụ trên nhóm tiêm ngừa vaccine tươg đương với những phụ nữ có thai khác không tiêm ngừa vaccine và HTKD. Không có dị tật bẩm sinh nào liên quan đến việc tiêm ngừa vaccine.
Phản ứng phụ xảy ra với tần suất tương đương với người bình thường được thực hiện việc điều trị giống với việc điều trị ở phụ nữ có thai trong nghiên cứu.
16. Hỏi: Nếu một người đang điều trị bệnh nhiễm trùng, có thể sử dụng vaccine VERORAB không?
Trả lời:
Các điều trị nhiễm trùng không thấy gây trở ngại với việc sử dụng vaccine VERORAB.
17. Hỏi: Có nên uống rượu sau khi tiêm Verorab không?
Trả lời;
Việc uống rượu khi tiêm vaccine không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên nên nhớ rằng, việc nghiện rượu có thể tổn hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
18. Hỏi: Có thể tiêm Verorab cùng với các vaccine thường qui ở trẻ em không?
Trả lời:
- Vaccine lại là loại vaccine bất hoạt, trên lý thuyết không ảnh hưởng đến việc tiêm các vaccine khác trong trường hợp tiêm ở các vị trí khác nhau.
- Một nghiên cứu tại TPHCM đã xác nhận hiệu quả và tính an toàn của việc tiêm Verorab cùng với DTP-IPV vaccine