A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÂY BA KÍCH

 

bakich.jpg

Tên khác: còn có tên Ba kích thiên, cây ruột gà, thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích.

Tên khoa học: Morinda offcinalis How.

Thuộc họ: Cà phê Rubiaceae

Tính vị, quy kinh: Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn, vào kinh thận.

Mô tả: Cây loại thảo, sống lâu năm, thân leo, lá mọc đối, cứng nhọn, dài 6 – 14cm, rộng 2,5 – 6cm, hình mác, nôn có màu xanh, về già có màu trắng mốc. Hoa lúc đầu trắng, sau vàng, 2 – 10 cánh hoa, 4 nhị. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến:

Người ta thường dùng rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích.

Rễ đào quanh năm, tốt nhất vào thu đông. Đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Khi gần khô đập dẹt rồi lại phơi cho thật khô.

Công dụng và liều dùng:

Ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo bón cấm dùng.

Trong nhân dân, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Còn dùng chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt.

Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổ thận.

          Đơn thuốc có Ba kích:

            Ba kích       10g

          Thục địa     10g

          Nhân sâm   04g (hoặc Đẳng sâm)

          Thỏ ty tử    06g

          Cốt toái bổ 05g

          Tiểu hồi hương     02g

          Nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng chữa những người già yếu, chân gối tê mỏi.


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 242
Hôm qua : 303
Tháng 04 : 10.157
Năm 2024 : 49.051
 
Copyright ©2018 - Bản quyền thuộc về Trung tâm y tế huyện Tân Uyên