Banner
Thứ 4, 16/07/2025 - 18:53
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Quá trình phát triển
    • Ban lãnh đạo
      • Ban Giám đốc TTYT
        • Nguyên Giám đốc TTYT
        • Giám đốc TTYT
        • Phó giám đốc TTYT
      • Ban Chấp hành Đảng Ủy
      • Ban Chấp hành Công đoàn
      • Ban chấp hành Đoàn thanh niên
  • KHÁM CHỮA BỆNH
    • Bảng giá dịch vụ kỹ thuật
    • Bảng giá Thuốc - VTYT
    • Danh mục phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
    • Kết quả thực hiện các tiêu chí chất lượng bệnh viện
    • Danh sách Đăng ký người hành nghề tại các cơ sở KCB thuộc Trung tâm y tế huyện Phong Thổ
  • ĐẢNG, ĐOÀN, HỘI
    • Đảng bộ Trung tâm Y tế
      • Tổ chức
      • Văn bản của Đảng
        • Trung ương
        • Tỉnh Ủy
        • Huyện Ủy
        • Đảng bộ TTYT
      • Hoạt động ,Sự kiện
    • Công đoàn cơ sở TTYT Phong Thổ
      • Tổ chức
      • Hoạt động
      • Sự kiện
    • Đoàn cơ sở Trung tâm Y tế Phong Thổ
      • Tổ chức
      • Hoạt động
      • Sự kiện
    • Chi Hội Điều dưỡng
  • CHUYÊN MỤC
    • Cải cách hành chính
      • Văn bản cải cách hành chính
      • Thủ tục cải cách hành chính
      • Tuyên truyền cải cách hành chính & Phổ biển văn bản pháp luật
    • Công khai ngân sách
    • Thông tin về Nghiên cứu khoa học
    • Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư đấu thầu, mua sắm..
  • TIN TỨC- SỰ KIỆN
    • Tin nội bộ
    • Thông tin thuốc và Dược Lâm sàng
    • Góc Truyền thông GDSK- Truyền thông y tế
    • Các Kỹ thuật mới triển khai
  • Văn bản
    • Lịch làm việc TTYT Phong Thổ
      • Năm 2019
      • Năm 2020
      • Năm 2022
      • Năm 2023
    • Thông báo
      • Trung tâm Y tế
      • Ngành Y tế
      • UBNH Huyện Phong Thổ
      • Các ngành đoàn thể
    • Văn bản TTYT Phong Thổ
      • Năm 2022
    • Báo cáo Trung tâm Y tế
    • Văn bản Sở Y Tế
    • Văn bản BHXH
    • Văn bản Bộ Y Tế
    • Văn bản Trung Ương Đảng
    • Văn bản Huyện ủy Phong Thổ
    • Văn bản Tỉnh ủy Lai Châu
  • I-Office
    • Video clip
    • Hình ảnh
  • Liên hệ
  • PHÒNG
    • Phòng Tài chính- Kế Toán
    • Phòng Dân số
    • Phòng Kế hoạch nghiệp vụ-Điều dưỡng
    • Phòng Tổ chức - Hành chính
  • KHOA
    • Các Khoa Lâm sàng
      • Khoa Khám bệnh
      • Khoa Hồi sứ cấp cứu
      • Khoa Nội tổng hợp
      • Khoa Nhi
      • Khoa Ngoại tổng hợp
      • Khoa Truyền nhiễm
      • Khoa YHCT và Phục hồi chức năng
      • Khoa CSSKSS/Phụ sản
      • Khoa Liên chuyên khoa (TMT-Mắt-RHM)
    • Các Khoa Cận lâm sàng
      • Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa Dược -Trang thiết bị - Vật tư y tế
    • Các Khoa Dự phòng
      • Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS
      • Khoa An toàn thực phẩm-YTCC và Dinh dưỡng
  • TRẠM Y TẾ
    • TYT xã Nậm Xe
    • TYT xã Sin Súi Hồ
    • TYT xã Pa Vây Sử
    • TYT xã Bản Lang
    • TYT xã Vàng Ma Chải
    • TYT xã Hoang Thèn
    • TYT xã Ma Li Pho
    • TYT xã Tông Qua Lìn
    • TYT xã Khổng Lào
    • TYT xã Sì Lờ Lầu
    • TYT xã Mồ Sì San
    • TYT Thị trấn Phong Thổ
    • TYT xã Lản Nhì Thàng
    • TYT xã Huổi Luông
    • Trạm Y tế xã Mù Sang
  • PK ĐKKV
    • Phòng khám đa khoa Dào San
    • Phòng khám đa khoa Mường So
Tài khoản
  • Đăng nhập
  1. BẠN ĐANG Ở: Trang chủ
  2. TIN TỨC- SỰ KIỆN
  3. Góc Truyền thông GDSK- Truyền thông y tế
Thứ 7, 15/01/2022 | 00:00
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý nghĩa của việc khám thai định kỳ?

Đọc bài Lưu

Ý nghĩa của việc khám thai định kỳ?

Mang thai và được làm mẹ là thiên chức cao quý của đời người phụ nữ, là niềm tự hào, niềm mong ước của bao gia đình. Để đứa trẻ chào đời khỏe mạnh, chúng ta cần quan tâm đến nhiều yếu tố, trong đó có việc khám sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiêu người chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc khám thai định kỳ trong thời gian mang thai. Khám thai để làm gì? Khám ở đâu? Khi mang thai nên ăn uống như thế nào? Thời điểm nào thì nên tiêm vắc xin phòng uốn ván, vắc xin phòng chống covid-19? Và cần khám vào các thời điểm nào trong thời gian mang thai? vv… Đó là những câu hỏi mà một phụ nữ mang thai cần phải biết được nên làm gì khi đang mang thai và đến lúc sinh để có những cuộc sinh nở trọn vẹn niềm vui cho gia đình để chào đón mẹ tròn con vuông, những đứa con sinh ra được khỏe mạnh bên gia đình. Là một người mẹ thông thái bạn có yêu thương bản thân và đứa con tương lai của mình không? Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm một chu trình khám thai thường quy trong suốt quá trình mang thai nó như thế nào nhé.

Việc đầu tiên là chúng ta sẽ xác định được thời điểm trễ chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường một người phụ nữ khi đã có quan hệ tình dục thì khi trễ kinh việc đầu tiên phải nghĩ ngay đến vấn đề có thai. Việc xác định có thai sớm giúp chúng ta có những sự lựa chọn, theo dõi, chăm sóc phù hợp cho bản thân và cho thai nhi. Bên cạnh đó, việc theo dõi thai kỳ sẽ giúp chúng ta nắm bắt được những  nguy cơ cho mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần thăm khám sớm để biết mình có mang thai ngoài tử cung hay không, xét nghiệm đường huyết và nguy cơ tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm Hiv, viêm gan B, xét nghiệm giang mai, xét nghiệm douple test, trisple test hoặc nips sớm, kịp thời để xác định có mắc các bệnh lý khi mang thai hay không để có những hướng điều trị cho phù hợp. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kết hợp tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh thai nghén, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình, các loại thuốc/ thực phẩm chức năng cần uống bổ sung, tiêm chủng thai kỳ… Quá trình thăm khám, siêu âm thai giúp các bác sĩ khảo sát một số dị tật, bệnh lý như down, sứt môi hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, vv…. ở thai nhi, phát hiện sớm các nguy cơ để tư vấn hướng dẫn kịp thời.

Để biết được tất cả những điều nói trên, các bà mẹ cần phải đăng ký quản lý thai sớm, khám thai định kỳ. Cụ thể, trong thời gian mang thai cần đi khám ít nhất là 3 lần trong thai kỳ gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, chúng ta nên đăng ký khám thai sớm nhất và theo định kỳ chỉ định của bác sĩ để được tư vấn phụ hợp đến các vấn đề liên quan khác cụ thể cho từng bà mẹ/từng cơ địa khác nhau với lịch hẹn rõ ràng theo từng giai đoạn của thai nghén.

Thông thường thì lần thăm khám đầu tiên sẽ được diễn ra trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, (khoảng 4 tuần đến 12 tuần tuổi thai) mục đích để: được theo dõi và quản lý thai nghén sớm; giúp kiểm tra sức khỏe mẹ; hướng dẫn các dấu hiệu bất thường và cách xử trí, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi; tư vấn các xét nghiệm cần thiết phát hiện sớm các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục như HIV, viêm gan B, giang mai; dự kiến ngày sinh.

Lần 2 sẽ được thăm khám vào 3 tháng giữa của thai kỳ gồm: kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không, kiểm tra sức khỏe của mẹ, làm các xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm protein niệu … và cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.

Lần 3 và lần 4 sẽ được khám vào 3 tháng cuối của thai kỳ: tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai, sức khỏe của mẹ, tư vấn các kiến thức cần thiết liên quan đến cuộc sinh, chuẩn bị cho việc sinh nở, tư vấn lựa chọn nơi sinh phù hợp.

Tùy vào sức khỏe thai nghén mà mỗi bà mẹ có thể sẽ được khám thai ba lần, bốn lần hay năm, sáu lần. Nhiều sản phụ vẫn hiểu nhầm rằng khám thai chỉ bao gồm hoạt động siêu âm thai. Đây là một quan niệm thiếu sót. Siêu âm chỉ là một hoạt động nhỏ phục vụ cho các chẩn đoán của việc khám thai. Vì vậy, nếu bà mẹ chỉ đi siêu âm thì không được tính là một lần khám thai.

Vì thế để mẹ được an toàn, trẻ được khỏe mạnh, mỗi sản phụ hãy chọn lựa những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và đứa con trong tương lai. Hãy những bậc cha mẹ thông thái, hãy chọn khám thai định kỳ, đúng hẹn và đầy đủ để có một thai kỳ trọn vẹn./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bản quyền thuộc về TTYT Phong Thổ © 2019

Địa chỉ: Tổ dân phố Pa So,Thị Trấn Phong Thổ, Huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02133896115 - 0964651515

Email: ttytpt.soyt@laichau.gov.vn