Banner
Thứ 6, 09/05/2025 - 12:28
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Quá trình phát triển
    • Ban lãnh đạo
      • Ban Giám đốc TTYT
        • Nguyên Giám đốc TTYT
        • Giám đốc TTYT
        • Phó giám đốc TTYT
      • Ban Chấp hành Đảng Ủy
      • Ban Chấp hành Công đoàn
      • Ban chấp hành Đoàn thanh niên
  • KHÁM CHỮA BỆNH
    • Bảng giá dịch vụ kỹ thuật
    • Bảng giá Thuốc - VTYT
    • Danh mục phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
    • Kết quả thực hiện các tiêu chí chất lượng bệnh viện
    • Danh sách Đăng ký người hành nghề tại các cơ sở KCB thuộc Trung tâm y tế huyện Phong Thổ
  • ĐẢNG, ĐOÀN, HỘI
    • Đảng bộ Trung tâm Y tế
      • Tổ chức
      • Văn bản của Đảng
        • Trung ương
        • Tỉnh Ủy
        • Huyện Ủy
        • Đảng bộ TTYT
      • Hoạt động ,Sự kiện
    • Công đoàn cơ sở TTYT Phong Thổ
      • Tổ chức
      • Hoạt động
      • Sự kiện
    • Đoàn cơ sở Trung tâm Y tế Phong Thổ
      • Tổ chức
      • Hoạt động
      • Sự kiện
    • Chi Hội Điều dưỡng
  • CHUYÊN MỤC
    • Cải cách hành chính
      • Văn bản cải cách hành chính
      • Thủ tục cải cách hành chính
      • Tuyên truyền cải cách hành chính & Phổ biển văn bản pháp luật
    • Công khai ngân sách
    • Thông tin về Nghiên cứu khoa học
    • Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư đấu thầu, mua sắm..
  • TIN TỨC- SỰ KIỆN
    • Tin nội bộ
    • Thông tin thuốc và Dược Lâm sàng
    • Góc Truyền thông GDSK- Truyền thông y tế
    • Các Kỹ thuật mới triển khai
  • Văn bản
    • Lịch làm việc TTYT Phong Thổ
      • Năm 2019
      • Năm 2020
      • Năm 2022
      • Năm 2023
    • Thông báo
      • Trung tâm Y tế
      • Ngành Y tế
      • UBNH Huyện Phong Thổ
      • Các ngành đoàn thể
    • Văn bản TTYT Phong Thổ
      • Năm 2022
    • Báo cáo Trung tâm Y tế
    • Văn bản Sở Y Tế
    • Văn bản BHXH
    • Văn bản Bộ Y Tế
    • Văn bản Trung Ương Đảng
    • Văn bản Huyện ủy Phong Thổ
    • Văn bản Tỉnh ủy Lai Châu
  • I-Office
    • Video clip
    • Hình ảnh
  • Liên hệ
  • PHÒNG
    • Phòng Tài chính- Kế Toán
    • Phòng Dân số
    • Phòng Kế hoạch nghiệp vụ-Điều dưỡng
    • Phòng Tổ chức - Hành chính
  • KHOA
    • Các Khoa Lâm sàng
      • Khoa Khám bệnh
      • Khoa Hồi sứ cấp cứu
      • Khoa Nội tổng hợp
      • Khoa Nhi
      • Khoa Ngoại tổng hợp
      • Khoa Truyền nhiễm
      • Khoa YHCT và Phục hồi chức năng
      • Khoa CSSKSS/Phụ sản
      • Khoa Liên chuyên khoa (TMT-Mắt-RHM)
    • Các Khoa Cận lâm sàng
      • Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa Dược -Trang thiết bị - Vật tư y tế
    • Các Khoa Dự phòng
      • Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS
      • Khoa An toàn thực phẩm-YTCC và Dinh dưỡng
  • TRẠM Y TẾ
    • TYT xã Nậm Xe
    • TYT xã Sin Súi Hồ
    • TYT xã Pa Vây Sử
    • TYT xã Bản Lang
    • TYT xã Vàng Ma Chải
    • TYT xã Hoang Thèn
    • TYT xã Ma Li Pho
    • TYT xã Tông Qua Lìn
    • TYT xã Khổng Lào
    • TYT xã Sì Lờ Lầu
    • TYT xã Mồ Sì San
    • TYT Thị trấn Phong Thổ
    • TYT xã Lản Nhì Thàng
    • TYT xã Huổi Luông
    • Trạm Y tế xã Mù Sang
  • PK ĐKKV
    • Phòng khám đa khoa Dào San
    • Phòng khám đa khoa Mường So
Tài khoản
  • Đăng nhập
  1. BẠN ĐANG Ở: Trang chủ
  2. TIN TỨC- SỰ KIỆN
  3. Góc Truyền thông GDSK- Truyền thông y tế
Chủ nhật, 27/03/2022 | 00:00
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các nhóm chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em

Đọc bài Lưu

Các nhóm chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em

Tinh bột

vai trò của tinh bột đối với cơ thể con người là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Tinh bột là một loại carbohydrate phức tạp trải qua nhiều bước khác nhau trong quá trình tiêu hóa, cuối cùng được phân hủy thành glucose. Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào hay còn gọi là nguồn nhiên liệu của tế bào.

Sau quá trình tiêu hóa, cuối cùng tinh bột được phân hủy thành glucose, sau đó glucose sẽ theo máu đi tới các tế bào trong cơ thể để cung cấp năng lượng cho tế bào. Glucose được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tất cả các chức năng trong cơ thể, đặc biệt là đối với các hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Do đó, vai trò của tinh bột đối với cơ thể chính là cung cấp năng lượng, hầu hết năng lượng của cơ thể đến từ chất dinh dưỡng đa lượng này.

Nhóm tinh bột bao gồm gạo, đậu, đỗ, bún, phở,... với trẻ từ 1 tới 2 tuổi, bữa ăn của trẻ cần có chất bột như bột, cháo. Nhóm tinh bột cung cấp năng lượng giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ có thể vui chơi cả ngày.

Trẻ cần ăn bao nhiêu còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động trong ngày. Theo các chuyên gia, trẻ 1 tuổi cần 1.000-1.400 calo/ngày, tương đương khoảng 1/4 so với khẩu phần ăn của người lớn. Vì vậy cha mẹ có thể dễ dàng để điều chỉnh khẩu phần phù hợp cho bé. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ ăn ngũ cốc. Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi cần khoảng 85 gram ngũ cốc/ ngày.

Chất đạm

Chất đạm là nguồn nguyên liệu chính để cấu tạo tế bào, là thành phần của các hóc môn, tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chất đạm giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Nếu chế độ ăn thiếu chất đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón. Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với tinh bột và chất béo. Vai trò của rau xanh cũng rất quan trọng, nếu thiếu rau xanh việc hấp thu đạm cũng sẽ bị hạn chế .

Trẻ cần 2-2,5 g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100 gam thực phẩm là: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có 20-21g; cá, tôm cua (đã trừ phần thải bỏ) 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Như vậy, một ngày trẻ cần khoảng 120-150g thịt hoặc 150-200g cá, tôm hoặc 300 g đậu phụ, nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30 g thịt nạc.

Chất béo

Dầu, mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức ăn.

Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ của các loại gia cầm như gà, ngan, vịt... vì các loại mỡ này chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.

Các vitamin

Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau giềnh.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày.

Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.

Các chất khoáng

Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc... Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1,5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng, diện tích da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Chú ý khi cho trẻ tắm nắng cần tránh gió lùa và không tắm nắng trong mùa lạnh.

Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Sắt còn tham gia vào thành phần của các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật; nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.

Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.

Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất xơ có nhiều trong rau xanh và quả chín.

Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bản quyền thuộc về TTYT Phong Thổ © 2019

Địa chỉ: Tổ dân phố Pa So,Thị Trấn Phong Thổ, Huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02133896115 - 0964651515

Email: ttytpt.soyt@laichau.gov.vn